Với những khách hàng mới tập làm quen về yến sào vẫn chưa rõ cách chưng yến sào như thế nào vừa đơn giản lại hiệu quả, đảm bảo giữ được 100% dưỡng chất. Sau đây hãy cùng HOÀNG GIA YẾN VIỆT tìm hiểu một số cách chưng yến sào mà chúng tôi đã đúc kết qua quá trình thử nghiệm – kinh doanh – và hướng dẫn khách hàng sử dụng yến sào hiệu quả nhé!
Tổ yến sào chưng là một thực phẩm bổ dưỡng và đắt tiền vì thế khi chế biến chúng ta cũng nên hết sức cẩn thận để không làm mất đi các chất dinh dưỡng quan trọng trong tổ yến để tổ yến phát huy hết công dụng tuyệt vời của chúng. Trước khi đến với cách chế biến yến sào thì HOÀNG GIA YẾN VIỆT mời bạn đọc xem qua cách sơ chế làm sạch tổ yến sao cho không bị mất chất nhé!
Sơ chế và làm sạch yến sào trước khi chế biến
Sơ chế và làm sạch tổ yến là công đoạn khá quan trọng để đảm bảo vệ sinh, an toàn trong suốt quá trình sử dụng. Tổ yến thô thường tốn khá nhiều thời gian nhặt lông, loại bỏ các tạp chất… Đối với những khách hàng bận rộn không có thời gian nhiều thì nên lựa chọn các sản phẩm yến sào tinh chế đã được các thợ lành nghề đã giúp bạn hoàn thành công đoạn trên để tiết kiệm thời gian chế biến nhé! Nếu bạn mua tổ yến thô nguyên chất, còn lông lẫn tạp chất mang ưu điểm khó làm giả, có mùi thơm nồng và hương vị đặc trưng của yến sào. Dưới đây là 2 cách sơ chế tổ yến thô và tổ yến tinh chế mà bạn có thể tham khảo qua:
Chuẩn bị:
- 1 bát nước sạch
- 2 đĩa sạch màu trắng
- 1 nhíp gắp lông chuyên dụng cho yến sào
- 1 ray lỗ cực nhỏ và mịn
Sơ chế và làm sạch tổ yến sào thô:
- Bước 1: Ngâm tai yến thô vào bát nước sạch ngâm từ 1-2 tiếng cho đến khi bạn thấy những sợi yến đã mềm.
- Bước 2: Sau khi sợi yến mềm ta vớt yến ra bỏ vào ray để ráo nước rồi cho ra đĩa sạch màu trắng.
- Bước 3: Dùng tay tách nhẹ các sợi yến để dễ dàng gắp lông và loại bỏ sạch tạp chất.
Sơ chế tổ yến sào tinh chế:
- Bước 1: Ngâm tai yến trong nước sạch từ 10-15 phút
- Bước 2: Kiểm tra và xử lý những tạp chất còn sót.
- Bước 3: Vớt yến bỏ vào ray để ráo nước trước khi mang đi chưng.
Tổ yến tinh chế là sản phẩm đã qua xử lý làm sạch nên rất tiện lợi trong quá trình sử dụng. Trước khi chế biến, tổ yến tinh chế chỉ cần ngâm cho mềm, thời gian ngâm cũng sẽ ngắn hơn với tổ yến thô, bạn chỉ cần kiểm tra xử lý những tạp chất còn sót lại rất ít thôi, không tốn quá nhiều công sức cũng như thời gian của bạn đâu nhé!
Top 5 cách chưng yến sào thơm ngon bổ dưỡng đúng cách
1.Cách chưng yến sào với đường phèn
Theo các chuyên gia và kinh nghiệm đúc kết từ quá trình kinh doanh của HOÀNG GIA YẾN VIỆT, món yến sào chưng đường phèn là phương pháp chế biến yến sào đơn giản nhất nhưng vẫn được đánh giá cao về hàm lượng dưỡng chất được lưu giữ lại sau quá trình chưng nấu. Các bước chưng yến sào với đường phèn được thực hiện như sau:
Cách chưng yến sào bằng bếp gas/ bếp điện:
Đối với nhiều người mới sử dụng hoặc sử dụng yến không thường xuyên, không có nồi chưng yến chuyên dụng, hay được biếu tặng yến sào thì vẫn có thể thưởng thức món yến sào chưng đường phèn với dụng cụ có sẵn tại nhà là bếp gas/ bếp điện và nồi/ chảo. Các bước chưng yến sào cụ thể như sau:
- Bước 1: Cho yến đã ngâm nở để ráo nước vào thố/ bát/ chén/ hũ… thêm vào một ít nước lọc vừa phải với lượng yến.
- Bước 2: Đổ nước vào nồi/chảo sao cho ngập 1/4 – 1/3 thân bát đựng yến.
- Bước 3: Đậy nắp nồi/chảo và bật vừa lửa nấu đến khi nước sôi. Khi nước bắt đầu sôi, tiến hành vặn lửa nhỏ liu riu lại, tiếp tục nấu trong khoảng 20′.
- Bước 4: Tán nhuyễn đường phèn rồi cho vào chén yến, sau đó nấu thêm tầm 5′ nữa thì tắt bếp. Có thể cho thêm vài lát gừng mỏng để khử bớt mùi tanh sau khi tắt bếp. Hoàn tất quy trình chưng yến.
Cách chưng yến sào bằng nồi chưng chuyên dụng:
Hiện nay do nhu cầu dùng yến sào trên thị trường đang gia tăng nên nhiều hãng nổi tiếng đã cho ra đời nồi chưng chuyên dụng để phục vụ người tiêu dùng. Cách sử dụng yến sào khá đơn giản nên tiết kiệm được công sức lẫn thời gian cho người sử dụng. HOÀNG GIA YẾN VIỆT đã có một bài review về một số loại nồi chưng được nhiều người ưa dùng hiện nay, các bạn có thể tìm đọc để tham khảo thêm nhé!
- Bước 1: Cân tổ yến để xác định lượng yến sào sử dụng phù hợp với nhu cầu đối tượng dùng yến.
- Bước 2: Cho tổ yến đã được làm sạch vào thố trong nồi chưng, sau đó đổ nước tinh khiết vào sao cho nước vừa ngập lượng yến sào trong thố.
- Bước 3: Cho nước ngập đến mức 3.5h – 5h trong nồi chưng yến rồi đặt thố đựng yến vào.
- Bước 4: Chọn thời gian chưng là 45 phút – 1,5 giờ.
- Bước 5: Sau tầm 40′ nước bắt đầu sôi ta đợi thêm tầm 25′ nữa là yến được chín đều.
- Bước 6: Trước khi lấy yến ra tầm 5′ thì cho đường phèn tán nhuyễn vào nồi trộn đều là xong.
Các dưỡng chất mà thành phẩm yến sào được chưng trong nồi chuyên dụng được giữ lại rất cao, hương thơm cực kỳ tự nhiên, mùi vị đặc trưng của yến, nước trong thố rất sánh, sợi yến thì dai mềm…
Tổ yến chưng đường phèn là cách sử dụng truyền thống được nhiều người sử dụng từ rất lâu, cách chưng này vừa giữ được lượng dưỡng chất trong tổ yến mà còn giữ được hương vị đặc trưng vốn có của yến sào; món này có những ưu điểm vượt trội như:
- Là món ăn bổ dưỡng tốt cho hệ tiêu hóa, giúp cơ thể hấp thu dễ dàng các dưỡng chất, tăng cường sức đề kháng, làm đẹp da, phù hợp với mọi đối tượng người sử dụng kể cả người lớn và trẻ nhỏ.
- Thời gian chế biến nhanh chóng, cách làm đơn giản mà vẫn đảm bảo giá trị dinh dưỡng được giữ lại tốt nhất.
Cách chưng yến sào với các nguyên liệu chưng khác:
Chưng yến sào có thể thêm một vài nguyên liệu chưng khác nhằm làm tăng hương vị và sự bổ dưỡng cho món ăn. Một số nguyên liệu thường được bổ sung trong món yến chưng đó là hạt sen, táo đỏ, hạt chia, long nhãn, kỷ tử, nhân sâm, mật ong, gừng, saffaron, lá dứa, bạch quả…
Đối với yến sào chưng đường phèn hạt sen, người chế biến có thể dùng hạt sen tươi hoặc khô đều được. Cách chưng tổ yến với hạt sen cũng có thể áp dụng để chưng tổ yến với táo đỏ, hạt chia, long nhãn… với các bước thực hiện như sau:
Các bước chuẩn bị làm món yến sào chưng với nguyên liệu chưng khác:
- Chuẩn bị lượng yến sào đã làm sạch và ngâm nở phù hợp với số lượng – đối tượng sử dụng.
- Đường phèn tán nhuyễn.
- Vài lát gừng mỏng/ thái sợi.
- Nước tinh khiết.
Đối với từng nguyên liệu chưng khác nhau ta có những cách chuẩn bị như sau:
- Đối với nguyên liệu chưng cùng là hạt sen: Hạt sen tươi cần lột vỏ cứng, vỏ lụa, dùng tăm xuyên bỏ tim sen, ngâm sen rửa trong thau nước sạch. Hạt sen khô thì ngâm trong nước nóng từ 1 – 2 tiếng cho nở mềm rồi vớt ra.
- Đối với nguyên liệu chưng cùng là táo đỏ: Táo đỏ đem đi rửa thật sạch rồi cho vào chén nước để ngâm khoảng tầm 1 tiếng.
- Đối với nguyên liệu chưng cùng là hạt chia: Có thể ngâm hạt chia với nước ấm để hạt chia nhanh nở đều.
- Đối với nguyên liệu chưng cùng là long nhãn: Long nhãn bạn đem ngâm vào chén nước ấm khoảng 5 – 10′ rồi vớt ra.
- Đối với nguyên liệu chưng cùng là kỷ tử: ngâm kỷ tử trong nước sạch từ 15 – 20′, sau đó rửa lại rồi vớt ra.
Các bước thực hiện cách chưng yến sào đường phèn với nguyên liệu chưng:
Cách chưng yến sào đường phèn với Táo đỏ:
Táo đỏ khô là thực phẩm rất giàu dinh dưỡng, đặc biệt rất tốt cho thai phụ, người cao tuổi hay người cần bổ sung nhiều chất dinh dưỡng. Kết hợp táo đỏ với yến sào sẽ mang lại thêm nhiều công dụng tốt cho sức khỏe như: giúp tăng cường chức năng tiêu hóa, trị chứng mất ngủ, suy nhược thần kinh… Cách chưng tổ yến với đường phèn và táo đỏ như sau:
- Bước 1: Cho táo cùng nước lọc (nước tinh khiết) vào nồi, mở lửa vừa đến khi nước sôi, sau đó vặn nhỏ lửa (để nhiệt độ ở mức thấp nhất) cho đến khi vừa chín mềm tầm 10 – 15′. Rồi ta cho đường phèn đã tán nhuyễn vào, tiến hành nấu thêm 5′ nữa.
- Bước 2: Cho hỗn hợp táo đỏ – đường phèn – gừng (tùy khẩu vị) vào thố chưng, cho thêm nước tinh khiết vào xâm xấp 8/10 thố rồi cho yến đã ngâm nở vào. Đậy nắp thố rồi đặt vào nồi chưng.
- Bước 3: Cho nước ngập đến mức 3.5h – 5h trong nồi chưng yến rồi đặt thố đựng yến vào. Hoặc cho nước ngập 1/3 thân thố đựng yến.
- Bước 4: Chọn thời gian chưng/ chưng cách thủy 15 – 20′ rồi tắt bếp. Hoàn tất quy trình chưng yến với táo đỏ.
Cách chưng yến sào đường phèn với Hạt sen:
Yến sào chưng với hạt sen có công dụng cải thiện giấc ngủ, giảm triệu chứng đau đầu, giúp an thần, tinh thần thoải mái, dưỡng da, tăng độ đàn hồi trên da, tăng lượng sữa mẹ và ngăn ngừa tình trạng sinh non… Món này rất phù hợp cho phụ nữ, thai phụ đang mang thai và sau sinh, người già…
- Bước 1: Đem hạt sen rửa sạch, ngâm nước khoảng 1 tiếng. Tiến hành hấp hạt sen: đun nước sôi rồi cho hạt sen vào, để lửa vừa khoảng chừng 20′, sau khi hạt sen chín mềm thì ta tắt bếp.
- Bước 2: Tiến hành các bước chưng yến như cách chưng yến sào với đường phèn bên trên đã hướng dẫn.
- Bước 3: Làm hỗn hợp nước đường phèn – hạt sen hấp vào chưng cùng yến sào để lửa nhỏ thêm khoảng 5′ nữa là bạn đã có thể thưởng thức món ăn rồi.
Cách chưng yến sào đường phèn với Kỷ tử – táo đỏ/hạt sen
Kỷ tử là một loại dược liệu được ưa dùng trong Đông Y, rất có giá trị về mặt dinh dưỡng, công dụng như: giảm cân, đẹp dáng, tăng cường khả năng sinh lý, làm đẹp da… Sau đây là hướng dẫn chi tiết về món yến sào chưng kỷ tử kết hợp cùng táo đỏ/hạt sen:
- Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu như đã hướng dẫn ở mục chuẩn bị.
- Bước 2: Chế biến hạt sen/táo đỏ như trên.
- Bước 3: Chưng tổ yến cùng hạt sen hấp/táo đỏ luộc và kỷ tử chung trong nồi khoảng 30 – 40′ để các nguyên liệu cùng chín đều.
- Bước 4: Sau khi hỗn hợp yến và nguyên liệu trên đã chín, ta thêm lượng đường phèn vừa đủ theo khẩu vị chưng cùng thêm khoảng 5′ với nhiệt độ nhỏ sau đó tắt bếp và đem ra thưởng thức món ăn được rồi.
Đối với món ăn này, bạn không nên chưng trong thời gian quá lâu vì các nguyên liệu chưng cùng đã được làm chín, nếu chưng lâu sẽ mất đi chất dinh dưỡng của thực phẩm.
Cách chưng yến sào đường phèn với Long nhãn (nhãn nhục):
Yến sào chưng cùng long nhãn được nhiều người cho rằng đây là món ăn vô cùng thanh mát, rất tốt khi cơ thể đang cần thanh nhiệt, giải độc tố nhanh chóng và hiệu quả. Hãy tham khảo cách chế biến món ăn cho mùa hè này nha! Món này sẽ ngon hơn nếu bạn kết hợp với táo đỏ và gừng, làm tăng vị thanh và giúp giải độc cơ thể nhanh chóng hơn.
- Bước 1: Long nhãn và táo đỏ khi mua về ta đem đi ngâm trong nước khoảng 15 – 30′, sau đó rửa lại với nước rồi vớt ra để ráo.
- Bước 2: Cho khoảng 300ml nước vào nồi rồi cho táo đỏ vào sau đó tiến hành luộc.
- Bước 3: Tiến hành các bước chưng yến như bên trên
- Bước 4: Cho long nhãn và táo đỏ luộc vào thố chưng yến, sau đó cho thêm nước vào gần đầy thố và đậy nắp lại, chưng thêm trong vòng khoảng 20′ trên lửa nhỏ.
- Bước 5: Sau 20′ chưng hỗn hợp trên, ta mở nắp cho thêm đường phèn (đã tán nhuyễn) vào thố rồi khuấy đều nhẹ.
- Bước 6: Đậy nắp lại rồi chưng thêm tầm 5′ nữa trên nhiệt độ nhỏ rồi tắt bếp là bạn đã hoàn thành món tổ yến chưng long nhãn – táo đỏ – đường phèn rồi đấy nhé!
Cách chưng yến sào đường phèn với Saffron (Nhụy hoa nghệ tây):
Yến sào và Saffron được xem là sự kết hợp hoàn hảo bởi chúng đều là nguyên liệu được các chuyên gia sức khỏe và sắc đẹp khuyên dùng. Đặc biệt món này có vô vàn công dụng tuyệt vời như: tăng cường hệ miễn dịch phòng ngừa bệnh tật; cải thiện trí nhớ; giúp giảm căng thẳng; điều trị chứng mất ngủ; tăng cường sức khỏe và phòng chống các bệnh liên quan đến tim mạch; giúp thanh lọc và đào thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể; ngăn ngừa và ức chế các tế bào ung thư – đặc biệt là ung thư tuyến tiền liệt, gan; chữa lành vết thương nhanh hơn; đối với phụ nữ, sử dụng món này sẽ giúp da dẻ mịn màng, chống lão hóa, giảm tàn nhang, điều hòa kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh, ngăn ngừa rụng tóc, nuôi dưỡng tóc chắc khỏe…
Cách chưng yến sào đường phèn với Saffron như sau:
- Bước 1: Tiến hành ngâm nở và chưng tổ yến trong vòng 20′.
- Bước 2: Cho tiếp đường phèn đã tán nhuyễn và sợi Saffron vào chưng cùng khoảng 5′ rồi tắt bếp. Múc thành phẩm ra chén và để nguội là có thể sẵn sàng thưởng thức
Những lưu ý khi chế biến món yến chưng saffron:
- Không nên sử dụng quá 20 sợi Saffron/ngày và 5g Saffron/tháng. Để Saffron phát huy hết công dụng cùng với tổ yến, ta chỉ nên chưng khoảng 10 sợi saffron/ngày và chia đều thành 2 bữa.
- Tuyệt đối không dùng món này cho phụ nữ đang mang thai vì trong saffron có thành phần gây kích thích co bóp dạ con.
Cách chưng yến sào đường phèn với Đông trùng hạ thảo:
Đông trùng hạ thảo khi kết hợp với tổ yến trở thành món ăn đại bổ tốt cho sức khỏe giúp người dùng khỏe mạnh, nâng cao hệ thống miễn dịch; hỗ trợ điều trị các bệnh về gan như viêm gan, xơ gan; ổn định và điều chỉnh nhịp tim; ức chế và giảm các triệu chứng của bệnh liên quan đến phổi như hen suyễn, viêm phế quản…; tăng cường hệ miễn dịch; tăng cường hỗ trợ điều tiết đường huyết; cải thiện các chức năng sinh lý bị tổn thương, chức năng sinh lý yếu; nạo vét các mạch máu thúc đẩy quá trình lưu thông máu…
Chuẩn bị các nguyên liệu chế biến món tổ yến chưng đông trùng hạ thảo:
- Đông trùng hạ thảo: 1 – 2 con
- Tổ yến đã nhặt sạch, ngâm nở và vớt ra để ráo
- Hạt sen (tươi hoặc khô)
- Đường phèn
- Táo đỏ : 4 – 5 quả
- Vài lát gừng tươi
Cách chưng yến sào với đông trùng hạ thảo:
- Bước 1: Đem đông trùng hạ thảo ngâm vào nước ấm trong khoảng 5′ cho đến khi đông trùng hạ thảo mềm và sạch hẳn bụi bẩn.
- Bước 2: Rửa sạch táo đỏ và tiến hành luộc táo như bên trên đã hướng dẫn.
- Bước 3: Đối với hạt sen thì ta tiến hành sơ chế và hấp như HOÀNG GIA YẾN VIỆT đã hướng dẫn như trên.
- Bước 4: Chưng yến sào trong vòng 20′
- Bước 5: Cho hỗn hợp táo đỏ luộc – hạt sen hấp – đông trùng đã làm sạch vào chưng cùng với tổ yến thêm khoảng 20′ nữa với nhiệt độ nhỏ.
- Bước 6: Cuối cùng ta cho đường phèn tán nhuyễn vào khuấy đều nhẹ tay, cho thêm vài lát gừng tươi vào chưng cùng hỗn hợp trên thêm khoảng 3 – 5′ nữa rồi ta tắt bếp, đợi bớt nóng rồi đem ra thưởng thức.
Cách chưng yến sào đường phèn với Nhân sâm:
Tổ yến và nhân sâm là món quà quý giá từ thiên nhiên, mỗi loại đều chứa rất nhiều dưỡng chất rất tốt cho sức khỏe, hơn nữa khi kết hợp với nhau càng nâng cao hiệu quả tốt hơn như: phục hồi nhanh chóng các tổn thương, nâng cao sức khỏe, tăng cường đề kháng, làm đẹp da, chống lão hóa, tăng cường chức năng sinh lý,…
Cách chưng tổ yến nhân sâm:
- Bước 1: Nhân sâm ta rửa sạch các bụi bẩn sau đó bỏ vào nồi hấp cho đến khi chín mềm, sau đó xắt thành từng lát mỏng.
- Bước 2: Tiến hành làm sạch và ngâm nở tổ yến rồi vớt ra để ráo và cho vào thố chưng.
- Bước 3: Cho nhân sâm vừa xắt mỏng vào thố đựng yến sào, tiến hành chưng trong vòng 30 – 40′ với nhiệt độ nhỏ, để các dưỡng chất của tổ yến và nhân sâm thấm đều nhau.
- Bước 4: Ta cho đường phèn tán nhuyễn và vài lát gừng tươi vào để kích thích vị giác đồng thời giảm đi tính hàn của món ăn; chưng thêm khoảng 5′ nữa thì ta tắt bếp.
Cách chưng yến sào đường phèn với Lá dứa:
- Bước 1: Lá dứa đem rửa sạch rồi xay lấy nước.
- Bước 2: Tiến hành ngâm nở và chưng tổ yến trong vòng 20′.
- Bước 3: Nấu sôi 1 – 1.5 lít nước rồi cho thêm đường phèn và nước lá dứa xay vào. Khi nước sôi ta chỉnh nhỏ nhiệt độ lại.
- Bước 4: Sau đó ta cho tổ yến chưng đã chín vào nồi nước lá dứa đường phèn vừa nấu, đậy nắp lại để sôi thêm 5′ nữa là xong.
Cách chưng yến sào đường phèn với nguyên liệu thập cẩm:
Ta có thể chưng yến sào với các phụ liệu hỗn hợp khác tùy sở thích và phần ăn mỗi người: đường phèn – hạt sen – hạt chia – kỷ tử – táo đỏ – long nhãn,…
- Bước 1: Hạt sen ta chuẩn bị và hấp như bên trên HOÀNG GIA YẾN VIỆT đã hướng dẫn.
- Bước 2: Khi hạt sen đã mềm ta cho táo đỏ – kỷ tử – long nhãn vào nấu thêm tiếp 10′ nữa, để lửa nhỏ cho đến khi hỗn hợp này chín đều.
- Bước 3: Tiến hành chưng yến trong khoảng 25′ (cách chưng tương tự đã hướng dẫn)
- Bước 3: Cho tổ yến đã chưng cùng với hỗn hợp đường phèn – hạt sen – táo đỏ – kỷ tử – long nhãn… vào chung và chưng thêm tầm 3 – 5′.
- Bước 4: Sau đó tắt nồi/bếp và bỏ thêm hạt chia đã ngâm vào. Ta đã có một món tổ yến kết hợp chưng với các nguyên liệu bổ dưỡng khác.
Cách chưng yến sào với Sữa tươi:
- Bước 1: Cho sữa tươi không đường và đường phèn vào thố chưng (chú ý lượng sữa tươi vừa phải, không quá nhiều cũng không quá ít) rồi bật nhiệt độ lên nấu cho đến khi sữa sôi.
- Bước 2: Sau khi sữa tươi sôi, ta cho yến sào đã qua sơ chế ngâm nở vào chưng thêm 3′ nữa rồi tắt. Có thể cho thêm đường phèn tán nhuyễn vào nhưng phải lưu ý lượng đường hợp lý để tránh ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.
Cách chưng yến sào với Quả lê:
Như mọi người đã biết món tổ yến chưng quả lê thích hợp cho cả trẻ nhỏ và người lớn, vừa có thể trị ho hiệu quả – vừa bồi bổ sức khỏe, tăng cường sức đề kháng – giúp cơ thể mau lành bệnh hơn rất nhiều.
- Bước 1: Sơ chế lê: đem quả lê rửa sạch, cắt phần đầu để tạo thành nắp, dùng muỗng cẩn thận khoét phần ruột quả tạo hình cái chén có thành khoảng 1cm, lưu ý đừng làm thủng đáy nhé! Phần ruột lê bạn cắt hạt lựu để chưng cùng tổ yến.
- Bước 2: Cho yến đã ngâm nở vào quả lê đã khoét, thêm 1 muỗng đường phèn – 2 quả kỷ tử – 1 quả táo đỏ vào cùng rồi đậy nắp lê.
- Bước 3: Đặt quả lê vào thố rồi đậy nắp. Cho nước vào 1/3 thân thố rồi chưng nhiệt độ nhỏ tầm 30′ cho các thành phần chín mềm rồi tắt bếp.
Cách chưng yến sào với Quả đu đủ:
Nguyên liệu chuẩn bị:
- Chọn lượng yến sào phù hợp với nhu cầu sử dụng.
- 400gr đu đủ
- 100ml sữa tươi không đường
- Đường phèn
- Nước tinh khiết
Các bước chưng yến sào với quả đu đủ:
- Bước 1: Sơ chế – ngâm nở yến sào như đã hướng dẫn ở trên.
- Bước 2: Sơ chế đu đủ : đu đủ rửa sạch, giữ nguyên vỏ, bổ đôi trái đu đủ rồi nạo sạch phần hạt bên trong.
- Bước 3: Nấu nước đường : cho 150ml nước lọc cùng đường phèn vào nồi rồi đun cho đến khi đường phèn tan hết.
- Bước 4: Cho hỗn hợp gồm sữa tươi – nước đường vào nửa trái đu đủ sau đó dùng nửa trái còn lại làm nắp đậy. Đem chưng cách thủy trong khoảng 1 tiếng đến khi đu đủ chín mềm.
- Bước 5: Sau khi đu đủ mềm, cho lượng yến đã sơ chế trên vào chưng thêm 5-10′ rồi tắt bếp và thưởng thức.
Lưu ý đu đủ là loại trái cây khá cứng nên cần phải có thời gian để chín mềm, nên khi chưng cần tránh cho yến vào chung ngay khi nấu hỗn hợp sữa tươi – nước đường – đu đủ vì nếu nấu quá lâu sẽ làm mất đi chất dinh dưỡng có trong yến sào.
Cách nấu món cháo tổ yến kết hợp với thịt bổ dưỡng:
Ngoài những món tổ yến chưng đơn giản tiện lợi như trên, người dùng còn có thể phá cách chế biến món cháo tổ yến kết hợp với những loại thịt bổ dưỡng khác như: cá hồi, thịt gà, thịt bò,… nhằm kích thích vị giác, rất phù hợp cho các bé hoặc người lớn tuổi sử dụng.
Cách nấu món cháo tổ yến cá hồi:
Món ăn này rất phù hợp với các bạn nhỏ vì nhu cầu về chất béo đặc biệt là DHA, EPA, Omega 3, Omega 6, Omega 9 càng cao. Những dưỡng chất này đều có trong cá hồi. Vì thế khi kết hợp cả hai loại thực phẩm bổ dưỡng này càng làm tăng công dụng cho người dùng – đặc biệt là trẻ em
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Yến sào đã làm sạch: 3 gram
- Gạo thơm : 100 gram
- Cá hồi: 15 gram
- Rau củ: khoai tây, cà rốt,… (tùy mẹ kết hợp)
- Gia vị
Các bước thực hiện:
- Bước 1: Ngâm nở yến sào đã làm sạch – vớt ráo – tiến hành chưng yến trong khoảng 25 – 30′.
- Bước 2: Cá hồi và rau củ bạn rửa sạch rồi cắt nhỏ.
- Bước 3: Phi hành vàng – cho cá hồi đã cắt vào rồi nêm nếm gia vị phù hợp cho trẻ.
- Bước 4: Gạo vo sạch rồi tiến hành nấu cháo trong khoảng 45′
- Bước 5: Khi cháo đã chín mềm, ta cho rau củ vào nấu cùng.
- Bước 6: Khi rau củ gần chín mềm, ta cho cá hồi chiên và tổ yến chưng vào đảo nhẹ, hạ nhỏ lửa nấu thêm 5′ nữa là được, tắt bếp rồi nêm gia vị vừa ăn.
Cách nấu món cháo tổ yến thịt gà:
- Bước 1: Làm sạch tổ yến – ngâm nở – vớt tổ yến ra để ráo rồi chưng yến trong khoảng 25 – 30′.
- Bước 2: Sơ chế thịt gà: làm sạch thịt gà rồi cho vào luộc đến khi thịt gà chín mềm thì ta vớt ra và xé nhỏ thịt. Để lại nước luộc gà để nấu cháo thơm ngon hơn nhé!
- Bước 3: Thực hiện nấu cháo: vo gạo rồi cho vào nước luộc gà và nấu cháo.
- Bước 4: Khi cháo chín mềm, ta cho rau củ đã làm sạch vào ninh mềm. Có thể cho thêm vài lát gừng (đã gọt vỏ rửa sạch) vào cháo cho thơm nhưng sau khi múc cháo chín ra dùng thì bạn nên bỏ gừng ra cho khỏi cay.
- Bước 5: Sau khi cháo và rau củ chín ta cho tổ yến chưng – thịt gà xé vào nấu thêm tầm 10′ là có thể tắt bếp rồi nêm gia vị vừa ăn.
Cách nấu cháo tổ yến thịt bò bằm:
- Bước 1: Thịt bò rửa sạch rồi băm thịt nhỏ, sau đó bắt chảo cho thêm chút dầu đến khi dầu nóng bỏ thịt bò vào đảo đều đến khi thịt tái.
- Bước 2: Vo gạo và nấu cháo như trên đã hướng dẫn (có thể nấu kèm với rau củ tùy ý bạn nhé). Chú ý lượng nước khi nấu cháo để không bị quá loãng hoặc bị khê.
- Bước 3: Trong thời gian đợi cháo chín thì ta tiến hành chưng yến (đã qua làm sạch và ngâm nở) trong vòng 30′.
- Bước 4: Khi cháo và tổ yến chín, ta cho thịt bò và tổ yến chưng vào cùng cháo, đảo đều nhẹ rồi nấu thêm tầm 5′ ta tắt bếp sau đó nêm gia vị vừa miệng là có thể sử dụng.
Những lưu ý khi chưng yến sào:
- Bạn không nên để nguyên tổ yến tinh chế vào chưng mà phải ngâm nở tổ yến trong nước sạch sau đó vớt ra để ráo rồi dùng tay xé nhẹ tổ yến ra theo chiều sợi yến.
- Khi cho nước vào để chưng yến thì lượng nước phải ngập hết tổ yến để đủ cho yến nở bung ra, đồng thời lượng nước cũng không được quá nhiều hơn 7-80% thố chưng vì khi chưng tổ yến nở ra và sẽ làm lượng nước dâng lên trào ra ngoài.
- Vì yến sào chủ yếu là Protein và là chất hữu cơ nên khi chưng ở nhiệt độ quá cao hoặc nhiệt lượng tăng quá nhanh thì thành phần Protein trong tổ yến sẽ bị phân hủy nên nhiệt độ phù hợp khi chưng yến khoảng tầm 80 độ C.
- Thời gian chưng yến cũng khá quan trọng không kém nhiệt độ. Nếu tổ yến chưng là tổ yến già thì thời gian chưng sẽ khoảng 30′ (chưng cách thủy)/ nếu chưng bằng nồi chưng chuyên dụng thì tầm 1 tiếng để đảm bảo yến sẽ chín và còn đủ độ dai giòn của sợi yến. Nếu tổ yến chưng là tổ yến non thì thời gian rút ngắn hơn. Bạn nên canh chừng và không nên chưng yến quá lâu sẽ làm tổ yến nhão ra và tan thành nước, làm mất đi độ ngon của yến chưng.
- Lượng đường chỉ nên cho vào sau khi yến chưng đã chín, sau khi cho đường vào nhớ khuấy đều để thêm khoảng 3-5′ thì tắt bếp.
- Một số người dùng không thích mùi tanh đặc trưng của yến sào nguyên chất thì có thể thêm 1-2 lát gừng khi chưng vừa để khử mùi tanh vừa làm ấm bụng khi thưởng thức nữa.
- Trong Đông Y, yến sào có tính bình vì thế bạn có thể dùng nóng hoặc lạnh. Khi chưng yến xong bạn có thể chia yến vào các hũ/lọ thủy tinh nhỏ vừa đủ cho 1 lần dùng rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh rồi dùng dần, sẽ bảo quản yến sào được lâu hơn. Nếu bạn thích dùng nóng hoàn toàn có thể hâm lại, nhưng không nên cho vào lò vi sóng quá lâu hoặc nhiệt độ quá cao, vì làm thế sẽ phá hủy kết cấu cũng như các chất dinh dưỡng trong tổ yến.
Cách bảo quản yến sào chưng:
Yến sào sau khi chưng mà để bên ngoài 1-2 ngày là đã bị nhiễm khuẩn và hư rồi, vì thế sau khi chưng yến xong nên dùng liền hoặc có thể chia nhỏ vừa đủ từng lượng dùng sau đó cho vào tủ lạnh để bảo quản. Khi yến chưng được bảo quản trong tủ lạnh sẽ có thời gian sử dụng được lâu hơn, tuy nhiên tùy vào nguyên liệu chưng cùng với yến mà ta có thời gian sử dụng phù hợp để đảm bảo chất lượng, cụ thể như sau:
- Nếu tổ yến chỉ chưng cùng đường phèn hoặc không đường thì có thể để được tối đa 10 ngày.
- Nếu tổ yến chưng cùng các nguyên liệu khác như táo đỏ, hạt sen, long nhãn,… thì thời gian sử dụng sẽ ngắn hơn – tối đa dùng trong 1 tuần.
Ngoài ra bạn hoàn toàn có thể bảo quản yến chưng ở ngăn đông tủ lạnh, tuy nhiên việc làm này không được khuyến khích bởi mùi vị của yến sẽ bị thay đổi và chất lượng sẽ giảm đi khi bảo quản lâu trong ngăn đông.
Hy vọng với bài đăng trên đây, HOÀNG GIA YẾN VIỆT đã giới thiệu cho bạn một số cách chưng yến sào tiện lợi, hiệu quả, tiết kiệm thời gian và rất dễ thao tác. Điều quan trọng hơn là người dùng phải chọn cơ sở mua yến sào uy tín chất lượng, tránh mua phải hàng tẩm trộn – tẩy trắng bằng các hóa chất,… gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người sử dụng. Nếu bạn chưa tìm được địa chỉ bán yến sào uy tín hãy tham khảo qua Yến Sào HOÀNG GIA YẾN VIỆT, khách hàng hoàn toàn yên tâm vì chúng tôi cam kết 100% là yến sào nguyên chất, không có phụ gia hay chất bảo quản. Thương hiệu Yến sào HOÀNG GIA YẾN VIỆT đã xuất hiện trong nhiều năm qua trên thị trường và cam kết chỉ bán tổ yến sào được thu hoạch từ 4 nhà nuôi yến của gia đình mình tại Nha Trang, Khánh Hòa và không thu mua của bất kỳ nơi nào khác. Cảm ơn quý bạn đọc đã dành thời gian tìm hiểu cùng HOÀNG GIA YẾN VIỆT!